Có nhiều cách dạy con ngoan mà không cần đòn roi, dọa nạt. Trong bài viết sẽ gợi ý những nguyên tắc nuôi dạy con đúng cách, phụ huynh nên tham khảo.
Có rất nhiều cách dạy con ngoan mà không cần đòn roi, dọa nạt. Trong bài viết
này sẽ gợi ý những nguyên tắc nuôi dạy con đúng cách, phụ huynh nên tham khảo.
Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, trưởng thành là nghĩa vụ của cha mẹ. Có rất
nhiều cách dạy con hiệu quả mà không cần những lời mắng mỏ, hay đòn roi dọa
nạt. Phụ huynh hãy tham khảo 6 bí quyết dưới đây nhé.
1. Nuôi dạy con đúng cách bằng việc làm gương tốt
Đây là điều quan trọng bậc nhất trong việc nuôi dạy con cái ngoan ngoãn. Vì
chỉ có cha mẹ có đạo đức tốt, con cái mới nhìn theo và học tập. Khi người
lớn thường xuyên mắc sai lầm, trẻ sẽ không nể phục, thậm chí là ghét bỏ, coi
thường. Và chắc chắn những lời răn dạy của người đó sẽ không hiệu quả.
2. Dành nhiều thời gian cho con hơn
Khi cha mẹ dành nhiều thời gian chất lượng bên trẻ, chơi với con nhiều hơn,
quan tâm đến những sở thích cũng như vấn đề của chúng nhiều hơn, chắc chắn
phụ huynh sẽ tìm ra cách nuôi dạy con tốt. Cha mẹ sẽ lắng nghe những gì con
muốn nói. Khi thật sự lắng nghe, phụ huynh sẽ khám phá được những nét tính
cách độc đáo của con. Đồng thời, hành động này sẽ là một tấm gương tốt cho
con học hỏi về cách quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu người khác.
3. Nhắc nhở con về sự quan trọng của bản thân
Nhiều trẻ không nhận ra rằng mình quan trọng với thế giới này. Vì thế chúng
dễ dàng sống buông thả, không kỷ luật, ý chí phấn đấu. Cha mẹ hãy nói với
con tầm quan trọng của bé đối với bạn và thế giới này, để cho chúng luôn ý
thức được giá trị của bản thân cũng như cảm thấy an toàn và được yêu thương.
4. Dạy trẻ học cách thấu hiểu
Khi trẻ có cảm xúc tiêu cực, vùng trung tâm học tập trên não bộ của con sẽ
đóng lại, khi đó bé sẽ không thể tiếp thu được gì cả. Vì thế khi con mắc sai
lầm, thay vì trách phạt, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình
tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con
hơn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố dạy bảo trẻ lúc này. Thay
vào đó hãy cho con có cảm giác an toàn và được yêu thương. Khi cha mẹ và con
cái bình tĩnh, hiểu nhau hơn, mọi việc sẽ được giải quyết dễ dàng. Trẻ cũng
sẽ học được cách thấu hiểu người khác trong các tình huống cuộc sống.
5. Hướng dẫn con làm việc nhà và đừng quên cảm ơn chúng
Thực tế là, trẻ càng chăm chỉ làm việc nhà, tương lai mới càng thành đạt. Vì
vậy, hãy dạy con làm việc nhà theo khả năng của chúng. Làm việc nhà cũng
giúp trẻ cảm thấy mình là một phần của nhóm. Hỗ trợ và giúp đỡ các thành
viên trong gia đình là điều tốt và nó khuyến khích trẻ trở thành những công
dân tốt. Thứ hai là rèn tính tự lập cho trẻ, giúp trẻ có sự độc lập, không
dựa dẫm hay phụ thuộc vào người khác. Thứ ba là tập cho trẻ sống chủ động,
dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới nếu có thay đổi. Thứ tư là rèn
tính kỷ luật cho trẻ...
Ngoài ra khi con làm xong, cha mẹ đừng quên nói lời cảm ơn trẻ. Hãy khen bé
khi bé làm được một việc làm tốt để con có động lực phát huy và duy trì tinh
thần đó. Lời khen tuy đơn giản nhưng lại chính là món quà khen thưởng ý
nghĩa nhất để con có những cư xử tốt.
6. Dạy trẻ đối mặt với cảm xúc tiêu cực
Những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến con trở thành người ích kỷ, ương bướng và
khó chấp nhận lời dạy dỗ của cha mẹ cũng như khả năng quan tâm yêu thương,
chăm sóc người khác. Vì vậy cha mẹ hãy dạy trẻ và cùng trẻ vượt qua cảm xúc
tiêu cực. Quá trình giúp đỡ trẻ đối mặt với tiêu cực sẽ thúc đẩy con tìm ra
giải pháp để giải quyết những xung đột nội tâm. Điều này rất quan trọng để
tạo nên tâm lý ổn định cho con.