Bé đến tuổi ăn dặm nhưng không hợp tác, mẹ rất phiền não. Dưới đây là những mẹo giúp bé ăn ngon miệng mẹ tham khảo nhé.
1. Hãy để bé ăn cùng bố mẹ
Hãy để con ăn cùng bố mẹ. Khi đó bé nhìn thấy nhiều thức ăn và người lớn thưởng thức món ăn, con sẽ có hứng thú hơn và tự giác cho đồ ăn vào miệng. Bé có xu hướng bắt chước người lớn, vì vậy, cha mẹ hãy ăn thật ngon miệng. Như thế con cũng cảm thấy đồ ăn mẹ nấu thật tuyệt.
2. Tạo môi trường vui vẻ, không để trẻ bị phân tâm
Khi con không chịu ăn, mẹ thường bực tức đánh mắng trẻ. Điều này khiến con sợ hãi và la khóc, bữa ăn vì thế cũng không còn ngon miệng. Phụ huynh nên tạo không khí ăn uống vui vẻ cho trẻ. Khi tâm trạng thoải mái con cũng thích ăn hơn.
Ngoài ra trẻ dễ bị phân tâm bởi TV, điện thoại, ipad, âm nhạc, đồ chơi, v.v. Bé có thể khó tập trung vào việc thử các món ăn mới. Vì vậy khi ăn mẹ hãy để bé tập trung vào đồ ăn, bé cần khám phá những món ăn và vị của chúng.
3. Đừng xúc liên tục
Liên tục đưa thìa vào miệng bé và gần như ép bé thử thứ gì đó sẽ không có lợi. Bé có thể sẽ khó chịu và mất hứng thú nhanh chóng. Mẹ hãy làm từ từ, hãy kiên nhẫn để bé cảm nhận vị của đồ ăn rồi hẵng xúc tiếp.
4. Đừng bóp miệng ép trẻ phải ăn
Hành động ép con phải ăn bằng được của mẹ khiến trẻ sợ hãi, thậm chí là ám ảnh mỗi lần đến giờ ăn. Vì thế phụ huynh không nên làm như vậy. Hãy tôn trọng quyết định ăn uống của trẻ.
Ngoài ra, nếu bé đang quay đầu hoặc đẩy chiếc thìa ra xa, có thể bé đã ăn no hoặc không thích thú. Nếu em bé khóc khi đĩa thức ăn bị lấy đi, có thể bé vẫn còn đói và mẹ có thể cho bé ăn nhiều hơn.
5. Đảm bảo con không no quá hoặc đói quá
Khi bé nghiện vị sữa mẹ hoặc sữa công thức và đã bú đủ nên từ chối tất cả những món ăn mới. Vì vậy mẹ nên lên kế hoạch giờ ăn cho bé. Đừng để giờ ăn của con gần nhau quá, như thế thức ăn chưa tiêu hóa hết, bé sẽ không muốn ăn thêm. Giờ hợp lý giữa các cữ ăn của trẻ là từ 1,5 - 2 tiếng. Mẹ cũng đừng nên cho bé ăn gần sát giờ con ngủ. Lúc đó không phải vì bé không thích thử những món ăn mới mà vì cảm thấy mệt mỏi.
6. Mẹ hãy thư giãn
Đừng căng thẳng khi con không chịu hợp tác ăn dặm. Có thể bé chưa quen với việc nhai nuốt thức ăn dạng đặc. Mẹ hãy từ từ và cho con thời gian làm quen nhé. Hãy nhớ, ăn dặm là một quá trình học hỏi. Bé có thể cần thêm thời gian để khám phá các loại thức ăn!
7. Thử nghiệm với nhiều loại thức ăn
Bé có thể không thích vị thức ăn này, mà lại hứng thú với vị có món khác. Mẹ hãy tìm hiểu và quan sát biểu cảm của trẻ khi ăn nhé. Các chuyên gia gia dinh dưỡng đều khuyên mẹ nên cho bé khởi đầu ăn dặm với dạng bột nhuyễn mịn trước để hệ tiêu hóa của bé có cơ hội thích nghi dần dần. Sự chuyển tiếp mượt mà từ việc bé sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức sang ăn dặm rất quan trọng. Điều đó tránh việc trẻ bị sốc tâm lý, từ đó bé cũng dễ dàng tiếp nhận loại thức ăn mới hơn.
Bột ăn dặm HiPP Organic là sự lựa chọn tuyệt vời cho sự khởi đầu ăn dặm an toàn và dễ dàng cho bé. HiPP là thương hiệu ăn dặm duy nhất trên thị trường vượt qua cả tiêu chuẩn organic (hữu cơ) của Liên minh châu Âu.
Bột ăn dặm HiPP Organic với kết cấu nhuyễn mịn rất thân thiện với hệ tiêu hóa non yếu của bé khi sử dụng trong giai đoạn chuyển tiếp từ uống sữa hoàn toàn sang ăn dặm. Không những thế, với 17 hương vị khác nhau, cùng 2 dòng sản phẩm chính là bột chứa sữa kết hợp cùng trái cây, rau củ, vị ngọt dịu nhẹ như sữa mẹ rất thích hợp trong giai đoạn đầu để bé tập làm quen dễ dàng ;và bột không chứa sữa 100% ngũ cốc, mẹ hoàn toàn có thể linh hoạt trong cách chế biến để mang tới cho bé một bữa ăn bổ dưỡng, thơm ngon.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ có con nhỏ đang bước vào thời kỳ ăn dặm nhé!